Cattour

Kinh nghiệm

Bạn quan tâm chủ đề gì?

Đà Lạt 3 không 4 khùng - Những điều thú vị về Đà Lạt có thể bạn chưa biết

18/07/2019

Đà Lạt được biết đến là thiên đường du lịch của Việt Nam. Thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho nơi này không khí mát mẻ, muôn hoa khoe sắc bốn mùa và những rừng cây, ngọn đồi, hồ, thác nước đẹp tuyệt. Không cần đặt chân đến đây nhưng rất nhiều người vẫn biết đến những địa điểm du lịch hay những món ăn ngon của thành phố ngàn hoa. Ấy thế mà vẫn có những điều vô cùng thú vị của Đà Lạt mà rất nhiều du khách không biết đến đó chính là “Đà Lạt 3 không, 4 khùng” 

Có rất nhiều điều thú vị của Đà Lạt mà khách du lịch đến đây còn chưa biết 
 

Đà Lạt là thủ phủ của Lâm Đồng với vẻ đẹp ấn tượng khiến bất cứ ai yêu du lịch đều “đứng ngồi không yên” và mong ước được đặt chân đến Đà Lạt một lần trong đời. Đến Đà Lạt rồi thành phố này sẽ đưa bạn đến với rất nhiều sự ngạc nhiên thú vị, không chỉ là ngây ngất với những địa điểm du lịch hấp dẫn mà chỉ cần đến Đà Lạt khoảng 1 tiếng đồng hồ là sẽ có những điều thắc mắc về thành phố này. Những tưởng điều đương nhiên phải có ở một thành phố lớn thu hút khách du lịch quanh năm thì Đà Lạt lại không. Đó là lý do khiến thành phố này được mệnh danh là “Đà Lạt 3 không, 4 khùng”. Hãy cùng tìm hiểu về những cái không và những cái khùng của thành phố mộng mơ này nhé!

Cùng tìm hiểu xem “đà Lạt 3 không 4 khùng” nghĩa là gì trong bài viết này nhé! 
 

I. Đà Lạt 3 không 

 

1. Không điều hòa

Đền Đà Lạt nhận phòng khách sạn rất nhiều khách du lịch đặt câu hỏi với quản lý rằng “Tại sao không có điều hòa trong phòng”. Câu hỏi này chắc chắn là câu hỏi quen thuộc đối với những chủ khách sạn tại thành phố ngàn hoa và câu trả lời để giải đáp thắc mắc cho du khách đó là “ở Đà Lạt không ai sử dụng điều hòa” vì chính thời tiết Đà Lạt đã là một chiếc điều hòa thiên nhiên 100% khiến bạn luôn cảm thấy mát mẻ dễ chịu. 

Or Đà Lạt không ai sử dụng điều hòa  vì chính thời tiết Đà Lạt đã là một chiếc điều hòa thiên nhiên 100% khiến bạn luôn cảm thấy mát mẻ dễ chịu
 

Thời tiết Đà Lạt là một ưu ái mà thiên nhiên Tây Nguyên dành tặng cho vùng đất này. Ở đây chẳng bao giờ có cái nắng gắt lên đến 40 độ như ở Hà Nội vào mùa hè hay Sài Gòn quanh năm mà nhiệt độ cao nhất ở Đà Lạt vào ban ngày cũng chỉ khoảng 25 độ C mà thôi nên việc sử dụng một chiếc điều hòa làm mát là không cần thiết. Ban đêm Đà Lạt cũng rất lạnh có khi xuống dưới 15 độ nhưng cái lạnh ở đây không hề khiến da thịt bạn buốt giá mà nó là cái rét ngọt khiến bạn chỉ cần khoác lên mình một chiếc áo ấm hay đắp chăn dày trong phòng là sẽ có một giấc ngủ thật ngon sau một ngày vi vu khám phá Đà Lạt rồi. 

Nhiệt độ cao nhất ở Đà Lạt vào ban ngày cũng chỉ khoảng 25 độ C mà thôi nên việc sử dụng một chiếc điều hòa làm mát là không cần thiết
 

Thời tiết Đà Lạt vô cùng thú vị, đến đây bạn sẽ được trải nghiệm một ngày với 4 mùa rõ rệt. Sáng thức giấc ở Đà Lạt bạn sẽ cảm nhận rằng mình đang sống trong không khí mùa xuân trong lành với những làn sương luồn lách khắp các ngõ ngách của thành phố, các lạnh se se khiến bạn phải khoác lên mình một chiếc áo khoác mỏng và ra ngoài để đón ánh ban mai chiếu xuyên qua màn sương và để lại thứ ánh sáng long lanh trên những giọt sương vương trên những đóa hoa, nhành cây, ngọn cỏ của Đà Lạt. Tất cả tạo nên một bầu không khí trong trẻo dịu dàng như mùa xuân về vào mỗi sớm tinh mơ tại thành phố ngàn hoa. 

Thời tiết Đà Lạt vô cùng thú vị, đến đây bạn sẽ được trải nghiệm một ngày với 4 mùa rõ rệt
 

Khi mặt trời lên cao ánh nắng xua đi màn sương mờ và nhiệt độ Đà Lạt bắt đầu tăng lên thì một cảm giác mùa hạ đang ùa về nhanh chóng. Thế nhưng cái nắng ở Đà Lạt chỉ dừng lại ở mức nhẹ nhàng chứ không hề gay gắt như các vùng đất khác, nắng không khiến bạn đổ mồ hôi mà bạn sẽ có một giấc ngủ trưa thật ngon mà chẳng cần đến sự trợ giúp của những chiếc điều hòa nhiệt độ. Buổi trưa ở Đà Lạt bạn có thể mặc những chiếc áo mỏng nhẹ chụp ảnh với nắng Đà Lạt sẽ rất tuyệt vời để có những bức ảnh sống ảo đẹp nhất nhé! 

Thời tiết Đà Lạt là một ưu ái mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này để khách du lịch ấn tượng mãi không quên
 

Chiều ở Đà Lạt cái nắng dịu dàng hơn và có gió nhẹ nhàng, cái nắng vàng khiến bầu không khí sang thu rõ rệt mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được. Buổi chiều Đà Lạt là khoảng thời gian khách du lịch cảm thấy rất thư thái, thoải mái và tận hưởng thời tiết Đà Lạt vỗ về. Chiều ở Đà Lạt là thời điểm thích hợp để bạn dạo quanh những hồ nước nổi tiếng của thành phố ngàn hoa như Hồ Xuân Hương hay hồ Tuyền Lâm. Bạn cũng có thể đến tham quan những công trình kiến trúc nổi tiếng của Đà Lạt vào buổi chiều, cảm giác sẽ vô cùng lãng mạn. 

Buổi chiều Đà Lạt là khoảng thời gian khách du lịch cảm thấy rất thư thái, thoải mái và tận hưởng thời tiết Đà Lạt vỗ về
 

Khi mặt trời khuất lấp sau dãy núi lại là khi khách du lịch cảm nhận được cái lạnh ùa về thành phố. Tối ở Đà Lạt ngoài những ánh đèn đường lấp lánh thì người dân rất ít khi ra ngoài vì trời lạnh. Khách du lịch Đà Lạt nếu muốn đi chơi đêm thường chọn những địa điểm như chợ đêm Đà Lạt, quảng trường Lâm Viên nơi đông đúc khách du lịch để xua đi cảm giác lạnh vắng lặng khi Đà Lạt về đêm. Ban đêm ở Đà Lạt cuộn mình trong chiếc chăn ấm, ngủ một giấc thật sâu hay thưởng thức những món ăn vặt đặc sản Đà Lạt cùng bạn bè người thân cũng là những sự lựa chọn hợp lý cho bạn. Nếu là người thích những chốn sôi động thì Đà Lạt cũng có rất nhiều những quán bar, những quán này thường xuyên mời những nghệ sĩ nổi tiếng về giao lưu biểu diễn và có những bữa tiệc âm nhạc thâu đêm. 

Đến Đà Lạt ngoài thiên nhiên mộng mơ thì thời tiết Đà Lạt cũng là điều khiến du khách vô cùng yêu thích 
 

Với thời tiết vô vùng thuận lợi như vậy, các khách sạn nhà nghỉ ở Đà Lạt có lắp điều hòa cũng không ai sử dụng nên đến đây thấy khách sạn mình ở không có điều hòa thì đó là chuyện bình thường và hiển nhiên ở Đà Lạt nhé!

2. Không đèn xanh đèn đỏ

Đây có lẽ là điều ngạc nhiên hơn cả của thành phố ngàn hoa. Một thành phố du lịch vô cùng nổi tiếng của Việt Nam, hàng năm đón hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước nhưng lại không hề có một chiếc tín hiệu giao thông đèn xanh đỏ nào. Lý do khiến Đà Lạt không lắp đèn tín hiệu này là bởi địa hình Đà Lạt có nhiều đoạn dốc nên không phù hợp với đèn dừng. Các con đường ở Đà Lạt cũng khá vắng nên không có chuyện tắc đường vào giờ cao điểm như Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh đâu nhé! 

ý do khiến Đà Lạt không lắp đèn tín hiệu này là bởi địa hình Đà Lạt có nhiều đoạn dốc nên không phù hợp với đèn dừng
 

Đến Đà Lạt tuy không phải dừng đèn xanh đèn đỏ nhưng khi tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân thì bạn cũng nên chú ý quan sát và đi chậm ở những nút giao nhé! Đặc sản không đèn giao thông ở Đà Lạt khiến khách du lịch Việt và cả du khách quốc tế vô cùng ngạc nhiên, đây cũng là thành phố duy nhất ở Việt Nam không có đèn xanh đèn đỏ. Cái không thứ 2 trong “Đà Lạt 3 không” rất đặc biệt phải không nào.

Thành phố Đà Lạt đông đúc khách du lịch từ mọi miền đất nước và cả khách du lịch nước ngoài nhưng không hề có đèn tín hiệu giao thông 
 

3. Không "xích lô"

Địa hình Đà Lạt khá đặc biệt đó là nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển với đồi núi trập trùng, những con dốc sâu khiến những chiếc xe phải sử dụng sức để di chuyển thì rất khó khăn ở Đà Lạt. Đây cũng là nguyên nhân chung với cái không thứ 2 của Đà Lạt đó là không đèn đỏ bởi với địa hình này bạn khó có thể dừng xe trên một con dốc được. 

Những chiếc xe đạp ở Đà Lạt đã rất hiếm, xe đạp ở Đà Lạt còn có thiết kế riêng để phù hợp với địa hình đồi núi của thành phố. Thường thì ở các khu du lịch lớn hay các thành phố du lịch bạn có thể dễ dàng thấy những chiếc xích lô chuyên chở khách tham quan thành phố nhưng riêng Đà Lạt lại không có bởi không một bác “xế” nào đủ sức đạp xích lô đưa khách du lịch quanh thành phố Đà Lạt được. 

Vì là vùng đất cao nguyên nên địa hình Đà Lạt chủ yếu là đồi núi nên không một chiếc xích lô nào có thể chở khách ở đây
 
Xem thêm: 

II. Đà Lạt 4 khùng

 

Nếu thắc mắc một về “Đà Lạt 3 không” thì khách du lịch còn thắc mắc 10 về câu nói “Đà Lạt 4 khùng”. Tại sao lại gọi Đà Lạt là “4 khùng”? Cái khùng của Đà Lạt không phải là nơi có những thứ điên rồ khó hiểu mà chính những con người ở Đà Lạt mới làm nên sự “khùng” cho thành phố này. Đà Lạt có những con người dám nghĩ dám làm, mà làm những điều mà người ta cho là “khùng”. Nhưng những cái “khùng” này lại mang đến cho Đà Lạt những giá trị tuyệt vời và đóng góp lớn thành phố ngàn hoa. Cùng xem 4 cái tên gắn với mác “khùng” cho Đà Lạt và những điều “khùng, điên” họ đã làm cho thành phố này là gì nhé! 

Đà Lạt 4 khùng là điều mà ít khách du lịch Đà Lạt biết lý do của câu nói này
 

1. Nhiếp ảnh gia MPK

Đà Lạt 4 khùng gắn liền với 4 cái tên hay còn gọi là “tứ quái” Đà Lạt. Cái tên đầu tiên mà người ta sẽ nhắc đến khi có người hỏi về tứ quái thường là nhiếp ảnh gia Michael Phước Khùng hay còn được gọi là MPK. Hàng ngày ở Đà Lạt bạn có thể bắt gặp hình ảnh một nhiếp ảnh gia lặng lẽ rong ruổi khắp mọi ngõ ngách ở Đà Lạt để bắt chọn những khoảnh khắc đẹp bằng ống kính điêu luyện của mình. Người ta gọi ông là Michael Phước Khùng là bởi Phước là tên thật của nhiếp ảnh gia, Michael là tên thánh của ông, còn Khùng là biệt danh mà người Đà Lạt vẫn thường gắn vào khi có người nhắc đến ông - một nhiếp ảnh gia khùng chuyên săn lùng cái đẹp ở Đà Lạt. 

Cái tên đầu tiên mà người ta sẽ nhắc đến khi có người hỏi về tứ quái thường là nhiếp ảnh gia Michael Phước Khùng hay còn được gọi là MPK
 

Nhiếp ảnh gia Michael Phước Khùng bắt đầu với sự nghiệp nhiếp ảnh của mình từ năm 1982. Những tác phẩm của ông chủ yếu là hình ảnh về Đà Lạt. Có rất nhiều những bộ sưu tập với các chủ đề khác nhau chụp tại những địa điểm của thành phố ngàn hoa như: thiếu nữ, biệt thự cổ, hoa, thông, trăng

Có rất nhiều những bộ sưu tập với các chủ đề khác nhau chụp tại những địa điểm của thành phố ngàn hoa
 

Người Đà Lạt gọi ông là “Khùng” cũng bởi sự yêu mến và trân trọng những giá trị mà ông mang đến cho Đà Lạt. Người ta vẫn hay nói ông là người giữ hồn cho Đà Lạt bằng nghệ thuật chân chính của mình. Không chỉ chụp cho vui mà những tác phẩm của ông đã được rất nhiều tổ chức nghệ thuật công nhận khi đạt rất nhiều giải thưởng về chủ đề thiên nhiên, con người, đời sống. Phong cách sống đầy chất nghệ của ông còn được đem vào trong phim ảnh đó là một nhiếp ảnh gia trong bộ phim “dốc tình” được lấy bối cảnh ở thành phố Đà Lạt. 

Người Đà Lạt gọi ông là “Khùng” cũng bởi sự yêu mến và trân trọng những giá trị mà ông mang đến cho Đà Lạt
 

2. Cô chủ quán lập dị Xuân Giang

Cái tên thứ hai được gắn mác khùng ở Đà Lạt đó là cô chủ quán cà phê Cung Tơ Chiều - Xuân Giang. Quán cà phê này đã được mở ở Đà Lạt hơn 10 năm, quán nằm yên bình trên một ngọn đồi thông ngay trước Dinh III Đà Lạt - nơi nghỉ ngơi và làm việc của vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Khách đến Dinh III tham quan thường ghé đến quán cà phê của cô Xuân Giang và dần dần quán cà phê này đã trở thành điểm đến của rất nhiều khách du lịch đến với xứ mờ sương. Cô Xuân Giang đã ngoài 50 tuổi và được gắn mác dị nhân từ khi quán cà phê Cung Tơ Chiều này được mở ra. 

Cô Xuân Giang đã ngoài 50 tuổi và được gắn mác dị nhân từ khi quán cà phê Cung Tơ Chiều này được mở ra
 

Điều đặc biệt ở Cung Tơ Chiều khiến cô Xuân Giang được gọi là khủng bởi cô tự đàn và hát cho khách trong quán của mình nghe. Đến đây bạn sẽ được lắng nghe tiếng hát, tiếng đàn của cô Xuân Giang. Cô Xuân Giang hát bởi niềm đam mê với âm nhạc và sự kết nối mà âm nhạc giúp cho cuộc sống của mỗi người thêm nhẹ nhàng và thư thái hơn. Cô thuộc hàng trăm bài hát với nhiều thể loại nhạc khác nhau nhưng không ai có thể “bắt” cô hát khi cô không thích được. Có những đêm tại quán cà phê của mình cô hát cả chục bài nhưng cũng có hôm quán cà phê lặng lẽ hơn khi vắng tiếng hát của cô. Chất giọng mộc mạc của cô và những lời ca xuất phát từ cảm xúc và sự rung động cất lên trong không khí se lạnh của Đà Lạt và giữa không gian rừng thông bình yên, lắng đọng tại Cung Tơ Chiều đã khiến cho Đà Lạt có một chốn rất riêng, rất tình mà hiếm có ở bất cứ nơi đâu.

Không gian quán Cung Tơ Chiều của cô Xuân Giang 
 

Cái “khùng” của cô Xuân Giang nếu chỉ dừng lại ở đó thôi thì quá bình thường vì cô mở quán cà phê này không phải để kinh doanh, cô cũng chẳng cần đông khách. Quán của cô chỉ mở từ 19h30’ đến 22h30’ tối mà thôi nên không phải ai đến Đà Lạt cũng có cơ hội được lắng nghe tiếng hát của cô. Điều cô Giang mong muốn ở những vị khách của mình không phải là tiền mà là sự yêu mến thực sự và sự trân trọng những cảm xúc khi thưởng thức cà phê và âm nhạc rất mộc mạc tại quán của mình. Cô Giang sẵn sàng mời những vị khách ồn ào, sử dụng điện thoại liên tục hay cư xử thô lỗ ra khỏi quán của mình. 

Góc nhỏ nơi cô Xuân Giang hát cho những vị khách của mình nghe 
 

Khi những giá trị đẹp đẽ đang dần bị đẩy ra xa khỏi cuộc sống bởi những xô bồ, vội vã thì Cung Tơ Chiều là một chốn dành cho những tâm hồn hoài cổ và yêu thích những giá trị truyền thống. Cung Tơ Chiều có thể chứa được cả trăm khách nhưng nếu muốn chỉ có chục người trong quán cô cũng đóng cửa không tiếp khách nữa để được dành chọn cảm xúc cho những vị khách của cô. Nhiều người đến đây sẽ rất ngạc nhiên khi thấy dòng chữ: “Không cười nói lớn hơn tiếng nhạc, không chụp hình, không ghi âm và chúng tôi không trả lời bất cứ câu hỏi nào”. Ai “vi phạm” sẽ gặp “rắc rối” với bà chủ quán. 

Cô Xuân Giang hát cho khách hàng của quán nghe trong không gian tĩnh lặng
 
 
Xem thêm: 

3. Kiến trúc sư Lữ Trúc Phương

Kiến trúc sư Lữ Trúc Phương là cái tên tiếp theo được nhắc đến trong câu nói “Đà Lạt 4 khùng” hay “tứ quái Đà Lạt”. Đây là một một kiến trúc sư nổi tiếng ở phố núi Đà Lạt. Sự “quái” và “khùng” của ông xuất phát từ việc vị kiến trúc sư này không nói chuyện với ai mà chỉ độc thoại trong căn phòng với hàng tá những bản thiết kế, tượng gỗ, tranh, sách và chiếc máy tính của mình. Những tưởng căn phòng của kiến trúc sư này sẽ rất rộng lớn để chứa hết những món đồ đạc của ông thì thực tế căn phòng này chỉ khoảng 20m2 mà thôi. Nghe cũng đủ thấy sự “khùng” của ông. Ngoài cái “khùng” thì người ta còn thấy ở ông đó là sự cô đơn, trầm lắng của một vị kiến trúc sư kỳ lạ giữa thời buổi ai cũng đang sống rất vội vàng và thực dụng...

Kiến trúc sư Lữ Trúc Phương (trái) là vị kiến trúc sư cực nổi tiếng ở Đà Lạt 
 

Những công trình mà Lữ Trúc Phương thực hiện hay đang còn dở dang là những điểm đến mà khách du lịch Đà Lạt tìm kiếm và trở thành “sản phẩm” du lịch cho thành phố ngàn hoa. Ông mở ra những điều thú vị cho Đà Lạt và giúp cho những công ty du lịch lữ hành, những ai đang kinh doanh dịch vụ du lịch ở Đà Lạt được lợi rất nhiều. Những giá trị mà những tác phẩm của Lữ Trúc Phương đem đến cho thành phố ngàn hoa là không thể chối cãi.

Kiến trúc sư Lữ Trúc Phương là người có tâm và có tầm được người Đà Lạt yêu mến dù không phải người Đà Lạt gốc
 

Kiến trúc sư Lữ Trúc Phương sinh năm 1942 ở Campuchia, ông theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Pnom Penh. Ông từng là chuyên viên thiết kế cho đại sứ quán Pháp tại nước này. Khi trở về Việt Nam, kiến trúc sư chọn Đà Lạt là nơi sinh sống cho tới khi khuất núi vào năm 2016. Trong nhiều năm sinh sống ở Đà Lạt, KTS Lữ Trúc Phương đã thiết kế rất nhiều công trình độc đáo cho thành phố ngàn hoa như:  Nhà thờ Bosco, nhà trăm mái , gà chín cựa K’Long ở làng người Cill Darahoa, hồ con rồng Đa Thiện, con đường lên trăng bên đồi thông dinh tỉnh trưởng… Tiếc rằng phần nhiều công trình đều đang làm dở dang

KTS Lữ Trúc phương được người Đà Lạt yêu quý và kính nể về nhân cách và tài năng của ông, ông được đánh giá là kiến trúc sư có tâm và có tầm. Ông thiết kế theo sở thích của mình chứ không theo đơn đặt hàng nào nên các tác phẩm của ông lênh đênh và trầm luân. “Mình nghĩ ra thế đấy, vẽ theo hướng đấy, ai thấy thích, chia sẻ thì nhận về triển khai, không thì thôi...”.

Quê gốc của KTS Lữ Trúc Phương ở Đồng Tháp nhưng tình yêu lớn dành cho Đà Lạt của ông đã khiến ông sau khi trở về từ Campuchia, ông đã định cư tại Đà Lạt suốt hơn 40 năm. Tình yêu Đà Lạt có khi còn lớn hơn người dân Đà Lạt nên ông được người dân ở đây hết sức yêu quý và nể phục. Tình yêu mảnh đất xinh đẹp này đã khiến ông dành thời gian và tâm tư, sức lực của mình để nghĩ và tạo ra những sản phẩm du lịch cho thành phố ngàn hoa. 

Lý do người Đà Lạt nói ông “khùng” thì phải kể những chuyện về những tác phẩm của ông. Tình yêu dành cho Đà Lạt từ năm 1978 đã khiến vị kiến trúc sư này tháo sắt thép, lưới B40 của gia đình mình để làm gà chín cựa và bán cả xe máy để mua xi măng xây dựng. Ông dám liều chết vay nợ để thực hiện ngôi nhà trăm mái của mình và cả “Đường lên trăng” .Vì Đà Lạt nên suốt 10 năm qua, nhiều nhà đầu tư du lịch, văn hóa ở TP.HCM lẫn nhiều tỉnh thành khác tìm lên mời ông mang bản vẽ "nhà trăm mái", "đường lên trăng"... về để thực hiện nhưng ông vẫn luôn từ chối nên các công trình này vẫn còn đang dang dở. 

Đáng tiếc những công trình kiến trúc của ông còn đang dang dở'
 

Năm 1977 KTS Lữ Trúc Phương đã tự đứng ra quy hoạch vùng đồi núi ở thung lũng Tình Yêu để trở thành tổ hợp du lịch liên hoàn cho Đà Lạt để giúp Đà Lạt thu hút được khách du lịch đến đây tham quan, nghỉ dưỡng. Ít người biết rằng mười mấy năm sau người ta mới biết mình đi sau suy nghĩ của kẻ “khùng” này và đến năm 1992 thành phố Đà Lạt mới được triển khai, quy hoạch tổng thể lại. Ông luôn đi trước thời đại bằng những ý tưởng và những tác phẩm nghệ thuật được cho là “quái” của mình. Tiếc rằng những công trình kiến trúc chưa được hoàn thiện để được “thiên hạ” tôn vinh tài năng của người kiến trúc sư già này mà thôi. 

Cho đến 65 tuổi, vị kiến trúc sư “khùng” này vẫn không thôi đeo bám những giấc mộng của mình, ông cự tuyệt việc thiết kế nhà ở để kiếm tiền mặc cho các tác phẩm biệt thự và nhà phố của ông đều rất đẹp. Ở Đà Lạt ông làm gì cũng dở dang nên phần cuối đời còn lại ông đã phiêu du về vùng Mã Đà (Đồng Nai) để thiết kế “nhà nổi trên hoang đảo ngầm” “Đến thờ tổ tiên Âu Lạc trên con thuyền” cho một dự án khu du lịch sinh thái - văn hóa rộng cả ngàn hecta mang tên “Cầu treo bến nước” do Hàn Quốc và Công ty du lịch Phú Mỹ Hòa liên doanh đầu tư... 

Xem thêm: 

4. Kiến trúc sư Đặng Việt Nga

Cái tên cuối cùng trong danh sách “Đà Lạt 4 khùng” và “tứ quái Đà Lạt” đó là kiến trúc sư Đặng Việt Nga. Bà là con gái của cố tổng bí thư Trường Chinh và cũng là chủ nhân của ngôi nhà kỳ dị ở Đà Lạt mang tên Crazy House. Bà tốt nghiệp đại học kiến trúc Moscow (1959 -1965) và tiếp tục trở lại nga học tiếp và nhận bằng tiến sĩ của Liên Xô. Sau khi về Việt Nam sinh sống tại Hà Nội, vị nữ kiến trúc sư này rời thủ đô và đến sống tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Có lẽ vẻ đẹp của Đà Lạt luôn là thứ gì đó lôi cuốn bước chân và tình yêu của những người mang trong mình dòng máu nghệ sĩ. Đến Đà Lạt bà xây dựng biệt thự Hằng Nga hay còn được gọi là ngôi nhà điên, mang lại những giá trị độc đáo cho thành phố mà bà yêu mến.

Cái tên cuối cùng trong danh sách “Đà Lạt 4 khùng” và “tứ quái Đà Lạt” đó là kiến trúc sư Đặng Việt Nga
 

Nói đến biệt thự Hằng Nga, đây là biệt thự gồm nhất nhiều những tòa nhà, nhà khách, quán cà phê và phòng trưng bày nghệ thuật. Điều đặc biệt của tòa nhà này nằm ở nội thất và kiến trúc khá kỳ dị bao gồm hang động, hành lang quanh co, cầu thang quanh co một cách lạ lùng, nội thất của tòa nhà rất kỳ lạ với những bức tượng muôn thú có kích thước rất lớn. Ngôi biệt thự đem lại cảm giác uốn khúc quanh co, không có lấy một góc thẳng. Tất cả mọi thứ của căn biệt thự trông đều rất kỳ quặc như được nấu tan chảy ở nhiệt độ cao rồi sau đó nguội lạnh lại ở hình dáng này. 

Biệt thự Hằng Nga thu hút đông đảo khách tham quan
 

Không chỉ có vậy, giữa các tòa nhà của biệt thự Hằng Nga là những nhánh rễ cây, xương làm bằng bê tông hay những chiếc mạng nhện khổng lồ. Các phòng nghỉ của biệt thự có tên rất độc đáo như phòng Kangaroo, phòng con Gấu, phòng con Ong hay phòng quả Bầu… Nếu bạn yêu thích thiết kế của căn biệt thự này hay yêu mến KTS Đặng Việt Nga thì có thể đến đây tham quan và nghỉ lại qua đêm. Thiết kế của căn biệt thự này chủ yếu chiếm được cảm tình của du khách nước ngoài đến Đà Lạt du lịch. 

Bên trong biệt thự 
 

Biệt thự Hằng Nga - Crazy house được khai trương từ những năm 1990, với kiến trúc độc lạ của mình mà Nhân dân nhật bảo Trung Quốc đã bình chọn nơi này là 1 trong 10 tòa nhà kỳ lạ nhất thế giới. Trước đây để được phép xây dựng tòa nhà này KTS Đặng Việt Nga đã mất rất nhiều công sức, 6 lần nộp đơn xây dựng thì 6 lần bị từ chối, đến lần thứ 7 bản kiến nghị của và về việc mở rộng căn biệt thự này mới được thông qua. Với tâm huyết và nỗ lực của mình, công trình kiến trúc của KTS Đặng Việt Nga đã được công nhận, thu hút đông đảo khách tham quan đến đây và lọt danh sách những công trình kiến trúc độc đáo trên thế giới.

Khách du lịch chụp ảnh kỷ niệm khi đến đây tham quan
 
Vẻ đẹp của biệt thự Hằng Nga thu hút những vị khách ngoại quốc
 

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được lý do tại sao câu nói “Đà Lạt 3 không,4 khùng” lại có được nhiều người nhắc đến khi nói đến Đà Lạt. Chúc bạn có chuyến du lịch Đà Lạt thật nhiều niềm vui và ý nghĩa bên cạnh bạn bè và người thân yêu của mình nhé! 

Bài viết có liên quan: 

Thanh Tuyền/ Dalattourism.vn - Ảnh: Internet


Xem thêm: Đà Lạt 3 không 4 khùng

Quay về trang trước Lên đầu trang

Tin cùng chuyên mục